Mật thư là từ Việt dịch rất sát từ cryptogram có gốc tiếng Hy Lạp kryptos: giấu kín, bí mật,..Mật thư có ý nghĩa đơn giản là một bản thông tin được viết bằng các ký hiệu bí mật hoặc bằng các ký hiệu thông thường nhưng theo một cách sắp xếp bí mật được thoả thuận giữa người gửi và người nhận
Các ký hiệu và các sắp xếp ấy gọi chung là mật mã. Muốn hiểu được nội dung của mật thư thì phải khám phá những bí mật của ký hiệu và cách sắp xếp. Quá trình khám phá ấy gọi là giải mã
Thông thường mật thư được chia làm 4 hệ thống:
a) Hệ thống bảng tra
b) Hệ thống thay thế: gồm 2 loại: chữ thay chữ và số thay chữ
c) hệ thống dời chỗ: trật tự các mẫu tự của mỗi tiếng hoặc trật tự các tiếng của cả bản tin sẽ được dịch chuyển xáo trộn.
d) Hệ thống ẩn dấu : các yếu tố của bản tin vẫn giữ vị trí bình thường và không bị thay thế bằng cá ký hiệu nhưng lại được nguỵ trang dưới một hình thức nào đó chẳng hạn như bằng nước ép từ trái chanh (người nhận thư hơ tờ giấy vào ngọn lửa sẽ hiện ra chữ màu nâu), hay mật thư viét bằng xà bông, huyết thanh, ngũ bội tinh, mủ xương rồng + nước chanh,...
Nếu như phân biệt các loại mật thư như vậy thí cũng chưa rõ ràng cho lắm. Nên chia ra làm 2 loại chính:
-Mật thư dùng các dụng cụ đặc biệt (chữ đặc biệt ở đây nghĩa là những dụng cụ do người gửi và người nhận mật thư quy định với nhau, mà ta có trách nhiệm phải mò ra). Loại này dùng các hoá chất, các vật thể có hình dạng đặc biệt hoặc các kĩ thuật vi tính, máy móc để làm biến dạng mật thư, không ảnh hưởng đến nội dung mật thư, loại này cần một bàn tay khéo léo & am hiểu hoá học cũng như các loại máy móc (ví dụ như dùng cách đổi font chữ trong Word)... loại này dễ phá huỷ mật thư trong quá trình mò mẫm, và người nhận cũng dễ dàng đánh mất "lời trái tim" chỉ vì 1 phút sơ ý . vì vậy loại này hầu như không thông dụng. nó chỉ được dùng trong các cuộc dã ngoại, vui chơi để tăng phần hấp dẫn cho trò chơi.
-Mật thư dùng cách biến đổi các kí tự cấu thành văn bản muốn gửi thành 1 văn bản khác có nội dung có nghĩa (khó àh ) hay vô nghĩa thông qua một quy tắc nào đó, các quy tắc này được gọi là khoá. khoá có tác dụng biến đổi 2 chiều, từ văn bản thành mật thư và từ mật thư trở lại văn bản. loại này có rất nhiều loại khoá nhỏ khác nhau, trong chủ đề này chúng ta sẽ lần lượt xem xét các loại khoá thông dụng nhất...
Trong khi dịch mật thư chúng ta không thể biết trước đượcngười ta sẽ sử dụng những loại khoá gì, vì vậy chúng ta phải thử lần lượt từng cách đây cũng chính là nguyên tắc cơ bản mà người dịch mật thư nào cũng phải biết và tuân theo :Kiên nhẫn... nếu có đủ kiên nhẫn bạn sẽ dịch được bất cứ mật thư nào, dù có là mò đi nữa ..
duới đây là một số mật thư dạng biến đổi ...
I/ đầu tiên phải bàn tới mật thư thay thế. đây là mật thư thay các kí tự trong bản văn bằng các kí tự khác theo một quy tắc nhất định, dù quy tắc đó không tuân theo quy tắc nào cả (loại này thì hơi phiền vì mò không được). nhưng để dễ dàng dịch thì không ai làm kiểu này cả, trừ khi cần bảo vệ tuyệt đối 99% mật thư của mình. người dịch sẽ thay lần lượt từng kí tự được chọn vào các kí tự của mật thư từ trái sang phải hay từ phải sang trái, trên xuống hay dưới lên...bạn đều phải thử hết...
-khi bạn dịch ra khoá ,ví dụ A và B, bạn viết ra:
A B C D E F...X Y Z
-và điền dòng dưới như sau:
A B C D E F...X Y Z
B C D E F...X Y Z A
-sau đó lần lượt thay các kí tự vô nghĩa (hoặc có nghĩa trong tờ giấy trong tay bạn (dòng trên ) bằng các từ phía dưới...
thế là bạn đã có một bản dịch , dù đọc được hay không thì nó vẫn là một bản dịch, vì đó có thể là một mật thư mới (nếu bạn dịch sai). bạn đừng cười vì khi người viết mật thư nhìn cái mật thư này cũng không nhận ra nó đâu...
II. Các từ chữ bằng số
Ta nên đọc kỹ các ký tự trong bản văn rùi ta suy luận được chữ số nào chữ số thì từ 1 đến 9 ==> cấp 2 thì có thể 10 đến 26 do câu từ trong khoá người ta cho các bạn cố gắng suy luận nhé
VD : một=1=I
hai=2
Ba=3 .......
Cấp 2 thì từ 10 trỏ lên vd: bò con = bê =B=13 ......
....................................o0o..........................................................
B. CÁCH VIẾT MẬT THƯ:
1. Thứ tự khi viết mật thư:
Bản tin cần trao đổi gọi là bản văn gốc hay .
Chọn loại hệ thống mật thư.
Chuyển bạch văn sang dạng quy ước điện tín (Nếu cần – Thường dùng cho loại mật thư thộc hệ thống thay thế).
Chọn khóa.
Lập bảng mã hoá (Nếu có)
Mã hóa văn bản.
Kiểm tra lại mật thư (Giải thử).
Chỉnh sửa (Nếu có sai sót).
In ấn, sao chép mật thư ra thành văn bản.
2. Một số yêu cầu khi mã hóa:
Bản văn gốc phải ngắn gọn, súc tích, đầy đủ ý nghĩa.
Chọn khóa (dạng mật thư) tùy theo trình độ người chơi, đảm bảo tính vừa sức.
Kiểm tra nội dung thật kỹ trước khi phát hành mật thư tránh sai sót là hỏng cuộc chơi.
3. Cách giải mật thư (giải mã):
Bình tỉnh, tự tin, sáng trí nghiên cứu khóa đối chiếu bức mật thư để xác định dạng.
Khóa giải phức tạp thì phải đặt ra nhiều giả thiết và thực hiện các cách ấy.
Sau khi giải mã, phải ghi chép luôn bản văn chính thức.
Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
..................................................o0o..........................................................
một bài viết khác để tham khảo........
I - Định nghĩa :
- Mật thư là một dạng truyền tin mà văn bản gốc bị thay đổi theo một quy tắt mang tính logic.
- Chìa khóa ( ON ) là quy tắt để giải mật thư.
- Vì hệ thống chữ việt nam có dấu nên mật thư được viết có dấu theo dạng TELEX
II – Các bước để giải mật thư :
- B1 : Xác định hệ thống mật thư, phân loại dạng mật thư.
- B2 : Đọc kỹ chìa khóa, phân tích chìa khóa và đưa ra các giả thuyết.
- B3 : Áp dụng các giả thuyết để giải mật thư.
- B4 : Ghi lại các giả thuyết đúng ( có chú thích khóa )
- B5 : Giải mã và chép lại văn bản một cách rõ ràng và đầy đủ
III – Đây là 1 dạng mật thư :
-- Hệ thống thay thế :
- Là dạng mật thư mà những mấu tự của bản văn gốc được thay thế bằng những ký hiệu hay ký tự bất kỳ nhưng theo một quy tắt logic nhất định. Dạng đặc biệt của hệ thống mật thư thay thế là hệ thống bảng tra ( khi giải mật thư này ta phải tra vào một bản ký hiệu được quy ước trước )
VD :
ON : Anh em như thể tay chân Các bạn để ý chữ anh em không. Kiên hướng dẫn nha Anh là N, em là M như thế tay chân các bạn hiểu 2 là 1 thay M thành N
Nội dung: N B B U K U I V X
Giải :
"Anh em như thể tay chân"
Bây giờ các bạn lập bảng thay thế:
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A
=> " N B B U K U I V X " = MAATJ THUW = Mật thư
~~~~~~~o0o~~~~~~~~
I. PHƯƠNG PHÁP "MÒ" TRONG MẬT THƯ:
Ngoài phương pháp giải mã theo chìa khóa thông thường, những nguyên tắc về tiếng Việt sau đây có thể giúp bạn đoán mò nội dung của bạch văn khi gặp hệ thống thay thế.
- Những phụ âm chỉ có thể đứng ở đầu từ: B, D, Đ, K, L, Q, S, V
- Những phụ âm có thể ở đầu hoặc ở cuối của từ: M, P, T
- Phụ âm có thể đứng ở đầu hoặc ở giữa của từ: R
- Những phụ âm có thể ở đầu, ở giữa, hoặc ở cuối của từ: C, G, H, N
- Những nguyên âm dài I, Y, E, Ê, O, Ơ, A, U, Ư có thể ở đầu, giữa, hoặc cuối của từ.
- Những nguyên âm ngắn Ă, Â không bao giờ ở cuối từ.
- Nếu B, D, Đ, H, L, M, R, S, V, X, Y, CH, GH, KH, NG, NGH, NH, PH, TH ở đầu của từ thì chắc chắn tiếp theo đó là nguyên âm.
- Nếu C, H, M, N, P, T, Y, CH, NG ở cuối của từ thì chắc chắn trước đó là nguyên âm.
- Dấu giọng luôn luôn đánh trên nguyên âm.
- Nếu G ở cuối của từ thì chắc chắn trước đó là N.
- Nếu H ở cuối của từ thì chắc chắn trước đó là C hoặc N.
- Nếu P ở đầu của từ thì chắc chắn sau nó là H.
- Nếu G là mẫu tự thứ hai của từ thì chắc chắn N là mẫu tự đầu của từ.
- Sau Q chắc chắn là U.
- Giữa U và E chắc chắn là Y,...
Để Mật thư được đơn giản hơn, ta chỉ thay thế một số mẫu tự bằng ký hiệu, có sử dụng dấu giọng và có phân cách các từ. Riêng các mẫu tự I, O, L nên dùng ký hiệu thay thế hoặc chép thật rõ ràng để khỏi gây nhầm lẫn với số 1, 0 và số I La Mã.
Trước hết người soạn Mật thư phải đưa ra được những kết hợp giúp người giải có thể đoán ra một vài ký hiệu, thí dụ với từ đầu tiên của Mật thư trên đây và dấu hoa thị trước "R" là "T", từ đó suy ra hai từ đầu là "TRONG KHI"
Người giải thay thế toàn bộ các ký hiệu vừa khám phá vào toàn bộ Mật thư (* = T, 5 = 0, + = N, ? = H). Đến từ thứ 12: "* Á 3 ?" tất nhiên trở thành "TÁ3H". Ký hiệu 3 chỉ có thể là "N" hoặc "C". Nhưng nếu đem "C" ráp thử vào từ thứ 5 ("CHỈ") và thứ 6 ("CÓ") thì thấy rất phù hợp. Vậy 3 = C.
Bước đường còn lại không có gì là khó khăn nữa. Bản dịch cuối cùng sẽ là: TRONG KHI SINH HOẠT CHỈ CÓ AI SẮP CƠM MỚI ĐƯỢC TÁCH RỜI TẬP THỂ.
Một điểm cần lưu ý trong khi biên soạn là tính chất gợi ý của từ. Từ này có thể khiến ta nghĩ đến từ kia, nhất là trường hợp các từ ghép và cụm từ.
Thí dụ, sau khi giải được từ "TÁCH", người đọc có thể nghĩ đến từ "RỜI", vì thấy tổ hợp 4%I là một từ gồm 3 mẫu từ mà mẫu tự cuối là "I" và có dấu huyền. Cũng thế, sau khi giải được từ "HOẠT", người đọc dễ nghĩ ngay đến từ "SINH" vì "SINH HOẠT" là một từ ghép có kết cấu vững chắc về nghĩa.
II. NGOÀI RA:
- Thường muốn dịch mò mật thư người dịch nên nhìn vào cả BV...xem những con số hay chữ cái có mặt nhiều trên BV... nằm ở những vị trí khác nhau càng tốt... VD: có 1 đoạn BV sau: k,s,t,g,h - g,i,z -... ta thấy g đứng đầu được và đứng kế cuối cũng được chỉ có thể là: n, hoặc c (các chữ cái khác tôi hư cấu... BV này ko nên mò... hehe)... thực ra là khả năng tiên đoán nội dung... tùy từng chủ đề TCL mà ta đoán phải làm gì... rồi mò theo... thế hay hơn....
- Quan sát xem có 2 chữ hay số đi liền kề mà giống nhau không: nếu đứng đấu thì chắc chắn là 2 chữ D (như BV thay thế mà mr Nguyen có ra hôm bữa...T4), nếu đứng giữa thì chỉ có thể là 2 chữ O hoặc E...
- Tiếp theo, thường thì người ra MT ra theo kiểu mẫu tự 26 (vì 29 dễ mò hơn)... ta sẽ đối phó trường hợp này bằng cách tìm trong 1 từ nào mà có nhiều chữ cái, 5 hay 6 chữ cái càng tốt và đoán nội dung của nó... sau đó thế ngược trở lại và giải BV... những chữ có năm chữ cái thường là TRONG, HUONG, NGUOI... v.v... còn những chữ 6: TRUONG, NGUYEN...v.v...